Bóng đèn LED không thật sự "xanh" như chúng ta vẫn nghĩ
Bóng đèn LED đang trở nên rất phổ biến, không những trong giới thiết kế mà người dùng thông thường cũng mong muốn sử dụng bóng LED bởi công nghệ "xanh", tiêu thụ ít điện hơn, tuổi thọ dài hơn và cung cấp nhiều ánh sáng hơn so với bóng đèn sợi tóc. Tuy nhiên, tưởng chừng như bóng đèn LED là một giải pháp cho vấn đề môi trường thì mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ đại học Irvine và Davis đã chứng minh một điều ngược lại.
Các nhà nghiên cứu tiến hành nghiền thành bột những bóng đèn LED nhiều màu sắc sử dụng để trang trí giáng sinh, đèn tín hiệu giao thông, đèn pha và đèn thắng xe hơi sau đó chiết lấy phần bã và phân tích hóa học. Họ đã phát hiện ra rằng loại đèn LED màu đỏ với cường độ thấp chứa lượng chì gấp 8 lần mức độ cho phép theo luật California. Trong khi đó, mặc dù loại đèn LED trắng chứa ít chì hơn đèn màu nhưng lượng niken bên trong vẫn cao.
Bên cạnh chì và niken, một số bộ phận của bóng đèn còn chứa các chất như arsen, đồng và một số kim loại khác là tác nhân gây ung thư, hư tổn thần kinh, thận, huyết áp, da liễu và làm ô nhiễm đến hệ sinh thái nguồn nước. Nhà nghiên cứu Oladele Ogunseitan thuộc đại học Irvine cho biết việc đập vỡ một bóng đèn và hít phải khí thoát ra không tự động gây nên ung thư nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với các chất gây ung thư từ bóng đèn thì nguy cơ ung thư ngày càng cao.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy quy trình sản xuất, sử dụng và tiêu hủy bóng đèn LED đều gây nguy hiểm đến sức khỏe và cộng đồng nên quan tâm về đề này. Nhóm nghiên cứu cho rằng mọi người nên dùng các dụng cụ bảo hộ như chổi, găng tay và mặt nạ phòng độc khi dọn dẹp mảnh vỡ bóng đèn. Đặc biệt, đội ngũ cứu hộ cũng nên sử dụng dụng cụ bảo hộ khi dọn dẹp hiện trường tai nạn giao thông, thay thế bóng đèn giao thông hỏng và xử lý rác thải độc hại.
Bóng đèn LED hiện tại không được xếp vào loại rác thải độc hại và chúng vẫn đang được tiêu hủy theo phương thức thông thường. Ogunseitan đã lên tiếng chỉ trích các nhà sản xuất bóng LED khi không kiểm tra sản phẩm một cách đúng đắn và khiến cho người dùng tin rằng bóng LED thật sự "xanh", thật sự là một giải pháp thay thế cho bóng đèn sợi tóc. Mặc dù đúng theo lịch trình thì California đã ban hành một bộ luật yêu cầu kiểm tra nghiệm ngặt sản phẩm bóng đèn LED vào ngày 1 tháng 1 vừa qua nhưng hiện tại, bộ luật này phải tạm hoãn bởi các nhóm công nghiệp và theo chỉ thị của thống đốc Arnold Schwarzenegger trước khi ông từ nhiệm.
Ogunseitan nói: "Đến nay vẫn chưa có bộ luật nào nói rằng bạn không thể thay thế một sản phẩm không an toàn bằng một sản phẩm không an toàn khác, vì vậy cuộc sống của mọi người vẫn còn ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Tuy nhiên, mối nguy hại này có thể ngăn chặn được."
Bóng đèn LED vẫn được nhiều người xem như một sản phẩm an toàn bởi bóng đèn sợi tóc có chứa một lương chì và thủy ngân rất cao, tương tự với bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên qua nghiên cứu trên, chúng ta đã phần nào biết được "độ an toàn" của bóng đèn LED.
tinhte
Các nhà nghiên cứu tiến hành nghiền thành bột những bóng đèn LED nhiều màu sắc sử dụng để trang trí giáng sinh, đèn tín hiệu giao thông, đèn pha và đèn thắng xe hơi sau đó chiết lấy phần bã và phân tích hóa học. Họ đã phát hiện ra rằng loại đèn LED màu đỏ với cường độ thấp chứa lượng chì gấp 8 lần mức độ cho phép theo luật California. Trong khi đó, mặc dù loại đèn LED trắng chứa ít chì hơn đèn màu nhưng lượng niken bên trong vẫn cao.
Bên cạnh chì và niken, một số bộ phận của bóng đèn còn chứa các chất như arsen, đồng và một số kim loại khác là tác nhân gây ung thư, hư tổn thần kinh, thận, huyết áp, da liễu và làm ô nhiễm đến hệ sinh thái nguồn nước. Nhà nghiên cứu Oladele Ogunseitan thuộc đại học Irvine cho biết việc đập vỡ một bóng đèn và hít phải khí thoát ra không tự động gây nên ung thư nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với các chất gây ung thư từ bóng đèn thì nguy cơ ung thư ngày càng cao.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy quy trình sản xuất, sử dụng và tiêu hủy bóng đèn LED đều gây nguy hiểm đến sức khỏe và cộng đồng nên quan tâm về đề này. Nhóm nghiên cứu cho rằng mọi người nên dùng các dụng cụ bảo hộ như chổi, găng tay và mặt nạ phòng độc khi dọn dẹp mảnh vỡ bóng đèn. Đặc biệt, đội ngũ cứu hộ cũng nên sử dụng dụng cụ bảo hộ khi dọn dẹp hiện trường tai nạn giao thông, thay thế bóng đèn giao thông hỏng và xử lý rác thải độc hại.
Bóng đèn LED hiện tại không được xếp vào loại rác thải độc hại và chúng vẫn đang được tiêu hủy theo phương thức thông thường. Ogunseitan đã lên tiếng chỉ trích các nhà sản xuất bóng LED khi không kiểm tra sản phẩm một cách đúng đắn và khiến cho người dùng tin rằng bóng LED thật sự "xanh", thật sự là một giải pháp thay thế cho bóng đèn sợi tóc. Mặc dù đúng theo lịch trình thì California đã ban hành một bộ luật yêu cầu kiểm tra nghiệm ngặt sản phẩm bóng đèn LED vào ngày 1 tháng 1 vừa qua nhưng hiện tại, bộ luật này phải tạm hoãn bởi các nhóm công nghiệp và theo chỉ thị của thống đốc Arnold Schwarzenegger trước khi ông từ nhiệm.
Ogunseitan nói: "Đến nay vẫn chưa có bộ luật nào nói rằng bạn không thể thay thế một sản phẩm không an toàn bằng một sản phẩm không an toàn khác, vì vậy cuộc sống của mọi người vẫn còn ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Tuy nhiên, mối nguy hại này có thể ngăn chặn được."
Bóng đèn LED vẫn được nhiều người xem như một sản phẩm an toàn bởi bóng đèn sợi tóc có chứa một lương chì và thủy ngân rất cao, tương tự với bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên qua nghiên cứu trên, chúng ta đã phần nào biết được "độ an toàn" của bóng đèn LED.
tinhte